Bài đăng

Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Hình ảnh
Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Ở lứa tuổi này, trẻ từ khi được bú mẹ đến lúc cai sữa mẹ và ăn bữa ăn của người lớn ở các nước thường có tỉ lệ suy dinh dưỡng khá cao kể cả Việt Nam nếu trẻ không được chăm sóc tốt. Mô hình bệnh tật ở tuổi nhà trẻ chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường ruột như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp và một số bệnh lây truyền khác thường gặp. Lứa tuổi này chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường ruột, viêm đường hô hấp... Để phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, các nhà khoa học vận động việc nuôi con bằng sữa mẹ, khuyến cáo nên cho trẻ bú kéo dài ít nhất trong thời gian từ 18 - 24 tháng tuổi; hướng dẫn cho bà mẹ cách dùng thức ăn bổ sung đúng đối với trẻ, đồng thời vận động nhà nước và các tổ chức xã hội cung cấp thêm thực phẩm bổ sung khẩu phần thức ăn cho trẻ. Đồng thời ngành Y tế cần hướng dẫn mạng lưới nhi khoa chăm sóc sức khỏe trẻ em theo dõi cân nặng của trẻ để sớm phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng trên biểu đồ cân nặng. Với phương pháp này, t

Xử trí u nguyên bào thận ở trẻ nhỏ

Hình ảnh
Nguyên nhân gây ra bệnh còn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh học phân tử đều thống nhất rằng ung thư bắt đầu khi các tế bào xuất hiện lỗi trong DNA của nó. Các lỗi này làm cho tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát được và tăng cường tuổi thọ đồng thời tiêu diệt các tế bào lành khác. Các tế bào tích tụ lại với nhau tạo thành một khối u. Trong khối u Wilms, quá trình này xảy ra trong các tế bào thận. Yếu tố di truyền chỉ bắt gặp trong một số ít các trường hợp. Trong hầu hết trường hợp, không có sự liên hệ giữa cha mẹ và con có thể dẫn đến ung thư. Thay vào đó, một điều gì đó đã xảy ra trong giai đoạn sớm của sự phát triển, gây ra lỗi trong DNA và dẫn đến khối u Wilms. Tổn thương thận trong bệnh Wilms. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u Wilms bao gồm: Nữ giới: trẻ gái có nhiều khả năng phát triển khối u Wilms hơn trẻ trai. Da đen: trẻ em da đen có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong khi trẻ em gốc châu Á có tỉ lệ rủi ro thấp hơn s

6 dấu hiệu chỉ điểm bệnh ở lợi

Hình ảnh
Chảy máu Nếu tình cờ phát hiện có máu trong và sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn, bạn cần cảnh giác. Chảy máu lợi không rõ nguyên nhân phần lớn đều báo hiệu bệnh ở lợi và không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh nguy hiểm hơn. Đỏ và sưng lợi Nhiễm trùng quanh răng khiến lợi sưng và mềm. Tình trạng này có thể gây đau dữ dội và khó chịu. Lợi đỏ, sưng là dấu hiệu của bệnh lợi. Răng nhạy cảm Nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ tới khi răng bắt đầu bị nhạy cảm là do sâu răng và bạn cần tránh những thực phẩm làm cho tình trạng nhạy cảm này trầm trọng hơn. Nhưng rất có thể răng nhạy cảm là do bệnh lợi chứ không phải do sâu răng và cần được chăm sóc nhiều hơn là chỉ tránh dùng một số loại thực phẩm và đồ uống. Hôi miệng Nói chung, những người bị hôi miệng thường tránh những thực phẩm đặc biệt mà họ cho là nguyên nhân khiến hơi thở hôi. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này có thể do sự xuất hiện của cao răng, vi khuẩn và những hạt thức ăn đang phân hủy trong

8 cách phòng ngừa ung thư ở trẻ em

Hình ảnh
Tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận hơn 9000 trẻ em bị ung thư (tức là cứ 450 trẻ có 1 trẻ mắc ung thư). Phổ biến nhất trong các loại ung thư trẻ mắc phải là các bệnh bạch cầu, lymphoma, u não... , tuy nhiên mỗi bệnh lại có nhiều loại khác nhau. Ung thư thuộc một trong 100 nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân các tế bào ác tính trong cơ thể. Ung thư được tách ra thành các loại khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào đó có nguồn gốc từ (máu, não, phổi ...), nếu nó xâm chiếm bộ phận cơ thể tạo ra khối u hoặc lây lan đến các cơ quan khác (di căn). Các chuyên gia ung thư trẻ em cho rằng nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ hiện thiên về xu hướng sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và tác động của môi trường. Đó là do gen, những biến đổi di truyền học trong gen của đứa trẻ sinh ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên người ta cũng không phủ nhận lối sống và môi trường cũng tác động tới tăng nguy cơ ung thư ở trẻ. Những tác động đó không chỉ là những tiếp xúc của trẻ em trong thời thơ ấu, mà cả những giai đoạn trưởng thà

Tránh ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, cách gì?

Hình ảnh
Ngoài các ca ngộ độc cấp thuốc trừ sâu được đưa vào bệnh viện có chẩn đoán rõ ràng, còn số lượng những người bị ảnh hưởng nhẹ hơn hoặc mạn tính thông qua con đường... ăn uống hàng ngày những loại rau củ quả bị nhiễm thuốc trừ sâu là bao nhiêu? Câu trả lời có thể là rất lớn! Trong nông nghiệp, việc sử dụng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ là cần thiết nhằm bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu đang được dùng trong nông nghiệp như nhóm thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu loại carbamat, nhóm thuốc trừ sâu pyrethroid, các nhóm thuốc trừ sâu khác như nereistoxin, parathion... Nhiều loại trong số này trên thế giới hiện nay đã cấm dùng do quá nguy hiểm tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường nhưng ở nước ta vẫn được lén lút sử dụng. Chăm sóc cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Tại sao ngộ độc? Nguyên nhân của ngộ độc thuốc trừ sâu chủ yếu là do tự tử (khoảng 95%). Số còn lại là do ăn p

Quả mâm xôi giúp dự phòng các bệnh lý tim mạch

Hình ảnh
Ngoài ra bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt quả mâm xôi, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Các nhà nghiên cứu của Đại học Hàn Quốc cho thấy việc bổ sung thêm các chất chiết (nước ép) của quả mâm xôi đen có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa (rối loạn liên quan đến ít nhất ba dấu hiệu: béo bụng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, kháng insulin hoặc không dung nạp glucose ...) và vì vậy làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí “Journal of Medicinal Food”. Họ tiến hành so sánh dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa của hai nhóm tình nguyện viên trong hai tuần. Một nhóm dùng hàng ngày 750 mg dịch chiết của quả mâm xôi, nhóm còn lại dùng placebo (giả dược). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm dùng bổ sung thêm quả mâm xôi có trị số huyết áp giảm, thành động mạch mềm mại hơn và những tế bào giúp sửa chữa những động mạch bị tổn thương lưu thông nhiều, tốt hơn trong cơ thể. Quả mâm xôi

Các loại bệnh trầm cảm thường gặp

Hình ảnh
Đặc điểm và nguyên nhân trầm cảm Thời gian gần đây, số người bị bệnh trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như: bị sang chấn tâm lý mạnh gọi là sốc xúc cảm hoặc căng thẳng tâm lý gọi là stress tuy không mạnh nhưng kéo dài. Sang chấn tâm lý thường hay gặp nhất, yếu tố tâm lý quan trọng đến mức có thể tạo cơ sở để tách ra thành một thể bệnh riêng gọi là trầm cảm phản ứng; sốc xúc cảm cũng do hiện tượng quá vui hoặc quá sung sướng tạo nên các cơn trầm cảm. Các yếu tố tâm lý xã hội, các trường hợp khó thích nghi với môi trường khác lạ, có hoàn cảnh sống cô đơn, sống biệt lập với người thân; các yếu tố nội sinh trong các bệnh loạn thần hưng trầm cảm, tâm thần phân liệt, trầm cảm thoái triển... đều có thể gây nên hiện tượng trầm cảm. Đồng thời, thể tạng người có loại hình sinh học kiểu người mập mạp có liên quan đến trầm cảm chu kỳ; yếu tố di truyền cũng có tác động ảnh hưởng lớn đến một số thể bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi